Trong khoa học Đau đớn ở động vật

Thuốc thú y

Thuốc thú y sử dụng cho đau thực sự hoặc tiềm tàng ở động vật, tương tự như thuốc giảm đauthuốc mê được sử dụng ở người.[46]

Lượng giá đau

Dolorimetry (dolor: Latin: đau, đau buồn) là phương pháp lượng giá đáp ứng đau ở động vật, bao gồm cả con người. Y học thường xuyên sử dụng phương pháp này để chẩn đoán, lượng giá và nghiên cứu khoa học về đau cũng như trong thử nghiệm về hiệu quả của thuốc giảm đau. Kỹ thuật lượng giá đau ở động vật không phải người bao gồm nghiệm pháp kiểm tra áp lực chân, nghiệm pháp búng đuôi và nghiệm pháp chiếc đĩa nóng.

Trong phòng thí nghiệm

Động vật được sử dụng trong phòng thí nghiệm với nhiều lý do, trong đó có thể liên quan đến đau đớn, đau khổ hay bị hành hạ. Mức độ đau đớn và đau khổ mà thử nghiệm gây ra cho động vật thí nghiệm là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận.[47] Marian Stamp Dawkins định nghĩa "đau khổ" ở động vật thí nghiệm như trải nghiệm của chúng trong "một phạm vi rộng các trạng thái khó chịu chủ quan (tâm thần) quá mức."[48] Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ định nghĩa một "thủ thuật gây đau" trong nghiên cứu động vật là thủ thuật trong đó "nếu được áp dụng trên người thì sẽ gây ra đau nhiều hơn so với cơn đau nhẹ hay đau thoảng qua, hoặc gây mất sức trong phạm vi có thể chấp nhận được."[49] Một số nhà phê bình cho rằng, có nghịch lý là trong thời đại nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật, thì chính các nhà nghiên cứu lại có khuynh hướng phủ nhận trải nghiệm đau của động vật đơn giản chỉ vì họ không muốn thừa nhận chính mình là người gây ra điều đó.[50] Nghiên cứu động vật có tiềm năng gây ra đau được quy định bởi Luật bảo vệ động vật 1966 ở Mỹ, và nghiên cứu có khả năng gây "đau, đau khổ, kiệt sức hay tổn thương lâu dài" được quy định bởi Luật (thủ thuật khoa học) động vật 1986 ở Anh.

Phân loại mức độ

Tính đến năm 2011, mười một quốc gia đã có hệ thống quốc gia phân loại mức độ nghiêm trọng liên quan đến đau và đau khổ ở động vật được sử dụng trong nghiên cứu là: Australia, Canada, Phần Lan, Đức, Cộng hòa Ireland, Hà Lan, New Zealand, Ba Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Anh. Hoa Kỳ cũng có một hệ thống phân loại động vật sử dụng khoa học quốc gia bắt buộc, nhưng có sự khác biệt với các nước khác ở chỗ nó nói về các loại thuốc giảm đau đã được yêu cầu và/hoặc được sử dụng.[51] Tại Việt Nam, gần đây Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội thảo về động vật thí nghiệm, theo đó một mặt đánh giá sự cần thiết của việc sử dụng động vật trong nghiên cứu khoa học, các hội thảo này cũng đã đề cập đến quyền lợi của động vật và các biện pháp bảo vệ, chăm sóc động vật phục vụ nghiên cứu khoa học.[52][53].

Phân loại mức độ đầu tiên được thực hiện năm 1986 ở Phần Lan và Vương quốc Anh. Số lượng các loại mức độ nghiêm trọng dao động trong khoảng 3 (Thụy Điển và Phần Lan) và 9 (Australia). Tại Anh, các dự án nghiên cứu được phân loại là "nhẹ", "vừa phải", và "đáng kể" về sự chịu đựng mà các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu nói rằng họ có thể gây ra; một cấp thứ tư là "không phân loại" có nghĩa là con vật đã được gây mê và bị giết chết mà không phục hồi ý thức. Nên nhớ rằng trong hệ thống của Vương quốc Anh, nhiều dự án nghiên cứu (ví dụ như chuyển đổi gen, thức ăn chăn nuôi khó chịu) sẽ đòi hỏi phải có giấy phép theo Luật (thủ thuật khoa học) động vật 1986, nhưng có thể gây đau nhẹ hay không đau hoặc chịu đựng. Trong tháng 12 năm 2001, 39% (1296) giấy phép dự án có hiệu lực đã được phân loại là "nhẹ", 55% (1811) là "vừa phải", 2% (63) là "đáng kể", và 4% (139) là "không phân loại".[54] Trong số giấy phép dự án được ban hành năm 2009, 35% (187) được phân loại là "nhẹ", 61% (330) là "vừa phải", 2% (13) là "nghiêm trọng" và 2% (11) không phân loại.[55]

Tại Mỹ, "Hướng dẫn chăm sóc và sử dụng động vật trong phòng thí nghiệm" xác định các tham số cho các quy định về thử nghiệm trên động vật. Theo đó, "khả năng trải nghiệm và đáp ứng với đau là phổ biến rộng rãi trong thế giới động vật... Đau là một căng thẳng và, nếu không làm giảm, có thể dẫn đến mức không thể chấp nhận được của sự căng thẳng và đau khổ ở động vật."[56] "Hướng dẫn" tuyên bố khả năng nhận ra các triệu chứng đau ở các loài khác nhau là điều cần thiết cho người chăm sóc và sử dụng động vật. Theo đó, tất cả các vấn đề đau và khốn khổ của động vật và điều trị tiềm năng với thuốc giảm đau và gây mê, được yêu cầu các vấn đề pháp lý cho phê chuẩn nghị định thư động vật.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đau đớn ở động vật http://www.parl.gc.ca/37/2/parlbus/commbus/senate/... http://www.abolitionist.com/darwinian-life/inverte... http://dieutridau.byethost14.com/dai-cuong/co-che/... http://dieutridau.byethost14.com/dai-cuong/co-che/... http://dieutridau.byethost14.com/thuoc/opiat/70-th... http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/0304-3... http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S1090-... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.springerlink.com/content/p4g44725t17126... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1469-...